Thuyết tiến hóa của Darwin mà chúng ta được học ở trường càng ngày càng bị nghi ngờ và chất vấn, khi mà giới khảo cổ đã phát hiện ra khá nhiều bằng chứng mâu thuẫn với học thuyết này.
Những phát hiện của giới khảo cổ đã chỉ ra rằng có rất nhiều bằng chứng về sự tồn tại của các nền văn minh cổ, có niên đại rất xa xưa, vượt khỏi thời gian mà Thuyết tiến hóa đưa ra về nguồn gốc của nhân loại. Điều này khiến người ta tự hỏi: Liệu đã đến lúc cập nhật lại lịch sử nhân loại và chương trình trong sách giáo khoa chưa?
1. Các màu sơn khoáng chất trong hang động, được tô khoảng 15.000 đến 50.000 năm trước
Bên trong các hang động khác nhau từ khắp nơi trên thế giới, người ta đã phát hiện thấy các bức bích họa đá thời tiền sử miêu tả một xã hội với các đặc điểm khá kỳ lạ – như hình người mặc quần áo, đi giày, đội mũ. Liệu các loài khỉ vượn “chưa tiến hóa hết” thời điểm ấy, có thể tượng ra thời trang của nhân loại sau này mà dùng khoáng chất khắc họa nên hay không?

2. Búa London – có niên đại 110-115 triệu năm tuổi, bọc bên trong một tảng đá cũng có niên đại nhiều triệu năm
Được hai người đi bộ đường dài phát hiện tại London, một huyện nhỏ thuộc bang Texas, Mỹ, chiếc búa (không rõ chức năng sử dụng) không chỉ có niên đại lên đến 110-115 triệu năm tuổi, mà còn được bọc bên trong một tảng đá cũng có niên đại nhiều triệu năm. Phải chăng nó là sản phẩm của một người khổng lồ?

3. Dấu giày trên hoá thạch bọ ba thuỳ – có niên đại khoảng 200-600 triệu năm trước
Tháng 6 năm 1968, người ta đã phát hiện thấy một dấu chân hóa thạch dẫm lên một hóa thạch bọ ba thuỳ. Điều này là không thể vì bọ ba thuỳ (còn được gọi là tam diệp trùng) đã tuyệt chủng vào khoảng 280 triệu năm trước. Dấu chân hoá thạch này mang giày cỡ 13 được ước tính có niên đại trong khoảng 200 đến 600 triệu năm trước. Trong khoảng thời gian ấy lẽ nào đã xuất hiện con người, hơn nữa người đó còn biết mang giày?

4. Lò phản ứng hạt nhân ở Cộng hòa Gabon, châu Phi – có niên đại lên đến 1,8 tỉ năm tuổi
Năm 1972, một nhà máy của Pháp nhập khẩu quặng uranium từ Oklo, Gabon. Họ phát hiện thấy hàm lượng một loại đồng vị uranium trong số quặng này đã bị cạn kiệt [do bị chiết luyện và sử dụng], như thể đã từng xảy ra hoạt động của lò phản ứng hạt nhân ở đây.
Sự kiện này đã thu hút rất nhiều các nhà nghiên cứu trên khắp thế giới đến nghiên cứu. Sau khi kiểm tra họ phát hiện được một lò phản ứng hạt nhân ngầm dưới đất. Vài người cho rằng đây là một lò phản ứng được hình thành trong ”tự nhiên”, trong khi những người khác chỉ ra rằng điều này có rất ít khả năng. Khu vực này đã bị phá huỷ hoàn toàn do hoạt động khai thác, để lại một bí ẩn chưa có lời giải cho đến nay.

5. Dấu chân người đi bên cạnh khủng long
Tại lòng sông Raluxy ở Glen Rose, Texas, Hoa Kỳ, người ta phát hiện thấy dấu chân của khủng long sống trong Kỉ Phấn Trắng. Các nhà khảo cổ học bất ngờ khi đồng thời phát hiện thấy có 12 hóa thạch dấu chân của người nằm cách dấu chân của khủng long 47 cm, thậm chí có dấu chân một người phủ lên dấu chân khủng long ba ngón. Khi tách hóa thạch ra, người ta phát hiện mặt dưới dấu chân có dấu vết nén, đây là thứ không thể làm giả được.

Phải: hình vẽ gần đó của người cổ đại về sự tồn tại của người và khủng long đồng thời tại Glen Rose, Texas.
(Ảnh qua usmessageboard.com)
Ngoài ra, trên một tảng đá gần đó, người ta còn phát hiện thấy hóa thạch bàn tay người và một cái búa mà cán vẫn còn gắn chặt với đầu búa. Phần đầu búa có chứa 96,6% sắt, 0,74% lưu huỳnh và 2,6% clo. Đây là một loại hợp kim rất lạ. Hiện nay người ta không thể tạo ra được loại hợp kim clo và sắt này. Còn phần tay cầm thì đã biến thành than.

Nếu muốn biến thành than trong thời gian ngắn thì cả lớp địa tầng phải có áp lực khá lớn, ngoài ra còn phải sinh ra nhiệt lượng nhất định mới được. Nếu chiếc búa bị rơi vào giữa khe đá, do áp lực và không đủ nhiệt độ thì sẽ không có quá trình than hóa tay cầm. Điều này chứng minh khi tầng đá trở nên cứng thì chiếc búa đã ở đó rồi. Hóa thạch công cụ nhân tạo và dấu chân khủng long được phát hiện ra trên cùng một lớp đá, còn những lớp hóa thạch khác thì không có. Điều này cho thấy con người và khủng long từng sống trong cùng một thời đại.

6. Ai đã xây dựng Kim Tự Tháp?
Theo một vài bằng chứng khảo cổ, thì các Kim Tự Tháp ở Giza và tượng Nhân Sư dường như có niên đại xa xưa hơn nhiều so với chúng ta nghĩ, và thậm chí là khu vực này đã từng chìm trong nước. Trong những năm đầu thập niên 1990, Tiến sĩ Robert M. Schoch đề xuất rằng tượng Nhân Sư có niên đại xa xưa hơn hàng nghìn năm so với nhận thức trước đây, từ năm 5000-9000 trước Công nguyên, dựa vào những kiểu xói mòn do nước gây ra, được tìm thấy trên cả bức tượng và dãy đá xung quanh.

Nhà khảo cổ học Sherif El Morsi đã tiếp thu ý tưởng này và đào sâu hơn vào bí ẩn. Trong khi chụp hình tư liệu khảo chứng các kiểu xói mòn trên rất nhiều các tảng đá cự thạch ở khu vực này, ông đã phát hiện xương của một con cầu gai, vốn là sinh vật sống ở biển cạn. Vì vậy Morsi cho rằng, cao nguyên Giza từng bị ngập do nước biển dâng, có thể đến khoảng 75m trên mực nước biển hiện tại trong một thời gian rất dài và tạo ra một đường bờ biển kéo dài từ Kim Tự Tháp Khafra gần tượng Nhân Sư đến đền thờ Menkare.

Một số người khác đã suy đoán rằng, rất có thể Kim Tự Tháp và tượng Nhân Sư là sản phẩm của một văn minh thời tiền sử từ hàng chục triệu năm trước, sau khi nền văn minh này kết thúc, do nhiều lần vận động của vỏ Trái Đất mà những công trình ấy bị chìm xuống biển, rồi đến hàng chục ngàn năm trước đây chúng lại dần nổi lên. Nếu suy đoán này là đúng, thì đây cũng là một dấu hỏi lớn cho Thuyết tiến hóa của Darwin.
Thế Di (t/h)